Tháp Bánh Ít – địa điểm làm cho giới trẻ phải lưu luyến

Tháp Bánh Ít – địa điểm làm cho giới trẻ phải lưu luyến

Khi nhắc đến Bình Định là chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay tới vùng đất của những chùa tháp, nguy nga, tráng lệ,… trong đó có ngôi tháp Bánh Ít địa điểm luôn gây nên một ấn tượng khá mạnh đối với khách du lịch khi đặt chân đến đây, chúng không chỉ ấn tượng bởi tên gọi mà còn có sự đặc biệt trong lối kiến trúc độc đáo, của tháp cổ mang đậm chất Chăm-pa. Không chỉ nổi tiếng về lối kiến trúc ấn tượng, mà tháp Bánh Ít còn là nơi đã lưu giữ những thăm trầm lịch sử từ rất lâu vương quốc Chăm-pa một thời hùng mạnh, không nơi đâu sánh bằng. Thật đáng tiếc cho bạn, nếu như có dịp dừng chân tại Bình Định mà lại bỏ qua điểm đến này đấy nhé.

Vị trí của Tháp Bánh Ít Bình Định

Vị trí của Tháp Bánh Ít Bình Định

Tọa lạc trên một ngọn đồi thơ mộng tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tháp nằm trên đỉnh một đỉnh đồi nằm giữa hai nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành, bên cạnh quốc lộ 1A. Tháp Chăm Bánh Ít là một trong số những di tích kiến trúc Chăm pa đặc sắc nhất còn tồn tại trên quê hương Bình Định. Với vị trí cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về phía Bắc. Có thể nói, tháp Chăm Bánh Ít là nơi thu hút nhiều du khách ghé đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh, tham quan. Cũng là nơi để lại nhiều những ấn tượng khó quên trong lòng biết bao du khách phương xa.

Lịch sử của ngọn tháp Chăm đặc biệt này

Tháp Bánh Ít được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XII. Dưới thời trị vì của hai quốc vương là Harivarman IV và V. Tháp Bánh Ít là quần thể 4 ngọn tháp đứng gần nhau. Một lớn ở trên cao và 3 nhỏ ở dưới thấp. Sự sắp xếp và hình thù của những ngọn tháp này làm người ta liên tưởng đến một mâm bánh ít. Một loại bánh đặc sản nổi tiếng của Bình Định.

Tuy nhiên, ngoài cái tên tháp Chăm Bánh Ít. Tháp còn có nhiều cái tên khác như Thị Thiện (theo ghi chép trong Đại Nam thống nhất chí). Đại Lộc (lấy theo tên thôn nơi tháp tọa lạc). Tour d’Argent – Tháp Bạc (tên do người Pháp đặt); hay Thiện Mẫu, Thổ Sơn,…

Tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12. Dưới thời trị vì của hai quốc vương Harivarman IV và V. Khi đứng từ xa, tháp trông giống hình dáng của chiếc bánh ít. Vì vậy mà đây trở thành tên gọi của tháp đến tận ngày nay. Ngoài ra, tháp còn được người bản địa gọi với cái tên “Thị Thiện”, “tháp Bạc” hay “tháp Đại Lộc” đầy trìu mến.
Tháp Bánh Ít với nét kiến trúc Chăm-pa độc đáo là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi ghé Bình Định.

Địa điểm sống ảo nổi tiếng nhất ở Bình Định

Nhắc tới tháp Bánh Ít là nhắc tới một quần thể gồm bốn tháp, mỗi tháp lại mang trong mình một vẻ đẹp riêng, tiêu biểu cho nét đẹp kiến trúc Chăm-pa xưa. Tuy chia thành bốn ngọn tháp nhưng lại có sự gắn kết mật thiết với nhau. Ngọn tháp chính cao nhất và bao quanh là các ngọn tháp phụ nhỏ hơn, có kiến trúc riêng biệt biệt nhưng mang đậm tinh hoa của sự kết hợp văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ.

Bắt đầu hành trình du lịch Bình Định tại đây, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh của tháp chính. Tháp chính là tháp lớn và cao nhất trong bốn tháp, được tạo bởi bốn cửa, trong đó có một cửa chính và ba cửa giả. Đây cũng là góc check-in được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho khung hình chất lừ.

Phần tháp chính hướng Đông

Tại tháp cửa chính quay về hướng Đông có tạc hình mũi giáo cao và nhọn, được xây lồi ra so với tường 2m; đồng thời, các khám thờ và hình tượng mặt Kala trong tư thế ngoạm rắn Naga, hình tượng mình người đầu voi, khỉ chìm, nổi cũng được trang trí xung quanh. Tháp chính gồm mặt thân chính và ba tầng thu nhỏ về phía trên. Trên đỉnh tháp có tượng thần Siva làm bằng đá.

Đi khoảng 30m về phía Đông của tháp chính, xuất hiện tháp cổng cao khoảng chừng 13m. Tháp xây bằng gạch đá ong, trên bình đồ hình vuông, mỗi cạnh 7m, chân cổng dường như đã có dấu vết của sự đổ vỡ. Tiến gần hơn đến tháp cổng, bạn sẽ ngỡ ngàng nhận ra đây là một hình ảnh thu nhỏ của tháp chính.

Hướng Nam của tháp

Ở phía Nam, một tháp cổng khác cao chừng 10m khiến du khách mãn nhãn. Nổi bật là kiến trúc Posah giống tháp cổng phía Đông với các trang trí hình mũi giáo. Tuy nhiên, bộ mái của tháp này khá đặc biệt và gây chú ý. Các tầng mái nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng đều có hàng cột thể hiện theo lối thắt giữa, phình ra ở hai đầu trông như những quả bầu nậm, tạo nên nét riêng biệt.

Tháp thứ tư là tháp nhỏ nhất, ở hướng Đông Nam nhưng thu hút du khách bởi vẻ đẹp “độc nhất vô nhị”. Tháp có độ cao 10m, dài 12m, rộng 5m, bình đồ hình chữ nhật. Cửa chính mở ra phía Đông, dẫn sâu vào lòng tháp và thông với các cửa khác. Ðặc biệt, mái lõm ở giữa, cao vút lên ở hai đầu, giống hình yên ngựa. Ðế tháp hơi nhô ra so với phần thân, xây giật cấp vuông tạo cảm giác vững chắc. Thân tháp có phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp.

Rất nhiều những góc check in vô cùng đẹp

Rất nhiều những góc check in vô cùng đẹp

Không quá lời khi nói đây là điểm đến hấp dẫn Quy Nhơn. Bởi công trình kiến trúc cổ duy nhất của Việt Nam này đã lọt vào cuốn sách “1001 công trình kiến trúc. Phải đến trong cuộc đời” của nhóm tác giả người Anh.

Kiến trúc Chăm-pa cổ làm say lòng người ấy còn là điểm dừng chân cho những khung hình check in để đời của giới trẻ. Để có những bức ảnh đẹp. Bạn chỉ cần len lỏi vào từng ngõ ngách của tháp. Vẻ đẹp của sự cổ kính, uy nghi, tráng lệ. Đã nhuốm màu thời gian là background hoàn hảo cho mọi concept.

Từ bậc thang, cửa tháp chính cho đến khoảng không trước tháp… Tất cả đều trở thành phông nền cho bức ảnh so deep. Chỉ cần một bộ trang phục và tạo dáng là bạn có ngay album để khoe với chúng bạn. Đừng quên các góc của tháp. Nơi bạn có thể bắt trọn vẻ cổ kính rêu phong của tường gạch cũng như những tầng rêu phong bám đầy.

Những lưu ý bạn cần biết khi đến tháp

Vé vào cửa: 15.000VNĐ/người

Thời điểm thích hợp: từ tháng 4 đến tháng 9 bởi đây là khoảng thời gian không có bão. Bạn có thể tránh gặp phải thời tiết xấu làm ảnh hưởng tới chuyến đi.

Các vật dụng cần mang theo: đồ chống nắng, chống mưa, kem chống muỗi, côn trùng, thuốc phòng ngừa. Đừng quên chuẩn bị thiết bị chụp ảnh để lưu lại những khoảng khắc đẹp khi tới đây.

Không gian thoáng mát cùng cảnh sắc thiên nhiên hữu tình. Hòa quyện với nét đẹp cổ kính nơi tháp Bánh Ít. Chắc hẳn sẽ khiến cho du khách cảm nhận được sự an nhiên trong tâm hồn. Hãy tới đây và thả một luồng gió mới trong chuyến hành trình tham quan Bình Định.

Những trải nghiệm vô cùng thú vị tại tháp

Chỉ cần đặt chân đến với mảnh đất này. Chắc chắn bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào một thế giới cổ đại xa xăm ở một đất nước xa xôi nào đó. Nét kiến trúc độc đáo của tháp Bánh Ít làm cho không ít người tò mò tìm đến chiêm ngưỡng. Vì tọa lạc trên đỉnh đồi nơi thơ mộng và yên bình. Tháp Chăm Bánh Ít càng làm cho người ta quyến luyến, say mê. Đến với ngôi tháp cổ này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tâm hồn như thanh thản, bình lặng và dễ chịu hơn đấy.

Đến đây, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những vật dụng còn sót lại của người Chăm xưa. Đặc biệt là được chiêm ngưỡng bức tượng đá tạc thần Shiva tọa trên đài sen vô cùng tinh tế.

Đây cũng là nơi check in đẹp lung linh dành cho các thánh mê “sống ảo”. Đến tháp Bánh Ít, chỉ cần diện một chiếc đầm dài nữ tính với những họa tiết xinh xẻo là có thể săn được những bức hình “triệu like” rồi. Fottstra chúc bạn sẽ có được một chuyến đi thật ý nghĩa đến với nơi đây nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *