Những triệu chứng và cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Những triệu chứng và cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thời điểm giao mùa chính là khoảng thời gian virus thủy đậu phát triển mạnh. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, khả năng bệnh có thể bùng phát thành dịch. Đa số những trẻ em trước 15 tuổi đều sẽ có nguy cơ bị thủy đậu, nhiều nhất là vào khoảng từ 5-9 tuổi. Cha mẹ đã biết về những triệu chứng và cách phòng căn bệnh này chưa? Việc chăm sóc trẻ khi mắc bệnh thủy đậu như thế nào để đảm bảo không gây ra những biến chứng? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng với chúng tôi nhé!

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi) hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Những triệu chứng bệnh như sau:

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ

  • Sốt nhẹ từ 1-2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).
  • Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban.
  • Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu. Sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy.
  • Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân.
  • Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

  • Bệnh do virus Varicella zoster gây ra.
  • Chủ yếu lây qua đường hô hấp (nước bọt, dịch tiết khi ho, hắt hơi…) và qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt đậu bị dập vỡ, do đó, khả năng lây truyền bệnh rất nhanh.

Trẻ bị thủy đậu kiêng gì?

Một số thức ăn nên kiêng khi bị thủy đậu:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá bổ dưỡng
  • Thức ăn cay nóng như các loại gia vị gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế….
  • Một số loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, các loại hải sản
  • Trái cây có tính nóng như mận, đào, vải, nhãn…

Cách phòng chống bệnh thủy đậu hiệu quả

Khi trẻ bị thủy đậu cần được phát hiện sớm nhằm cách ly và có hướng chăm sóc đúng cách tránh những biến chứng của bệnh. Bệnh thường lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm, do đó nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế nếu trẻ sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đỡ, nốt phỏng nước bội nhiễm, trẻ vật vã, kích thích, co giật, hôn mê …

Cách phòng chống bệnh thủy đậu hiệu quả

Tối ưu nhất là chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin cho trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch với thủy đậu. Đặc biệt là phụ nữ muốn chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng thủy đậu. Vì khi mang thai mắc bệnh thủy đậu có thể trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Người đã bị thuỷ đậu sẽ có miễn dịch suốt đời và không bao giờ bị lại. Chỉ cần tiêm phòng hai mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch, đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *