Làng Gốm Bát Tràng một trải nghiệm tuyệt vời cho chuyến du lịch của bạn

Làng Gốm Bát Tràng một trải nghiệm tuyệt vời cho chuyến du lịch của bạn

Bát Tràng, được hiểu với nghĩa là cái sân lớn, thuộc Huyện Gia Lâm ven với con sông Hồng, từ xa xưa đây chính là nơi sinh sống của 5 dòng họ lớn nhất gồm có: Lê, Phạm, Nguyễn, Vương, Trần đặc biệt rất nổi tiếng với nghề làm gốm. Cho đến ngày nay, người ta hay gọi là làng gốm Bát Tràng, nơi đây vẫn nổi tiếng cùng với nghề truyền thống làm gốm sứ chủ yếu như: đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, đồ trong thờ cúng ông tổ tiên, những sản phẩm gốm mỹ nghệ,… cũng là một điểm du lịch hot nhất Hà Nội. Tại đây, họ vẫn giữ được cho mình phương thức sản xuất gốm cổ truyền đặc biệt, để cho ra đời những sản phẩm chất lượng nhất đến với tay người tiêu dùng. Chính điều này đã tạo nên tên tuổi gốm Bát Tràng lan ra phạm vi rộng khắp cả nước và cả quốc tế. Nơi đây, sẽ chính là một trải nghiệm tuyệt vời cho bạn khi đến du lịch Hà Nội.

Đôi nét đặc sắc về làng gốm Bát Tràng Hà Nội

Đôi nét đặc sắc về làng gốm Bát Tràng Hà Nội

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Bát Tràng vừa có vị trí địa lý thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa vừa có nguồn tài nguyên đất sét trắng dồi dào. Từ thế kỷ XV, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở đây còn được đưa sang Trung Hoa làm cống phẩm.

Ngày nay, làng Gốm Bát Tràng vẫn duy trì, phát triển làng nghề truyền thống. Chuyên sản xuất ra những loại gốm sứ đa dạng từ chủng loại lẫn kiểu dáng. Hàng năm, nơi đây thu hút biết bao nhiêu lượt khách du lịch nội địa cũng như quốc tế. Đến đây thăm quan, trải nghiệm làm gốm và mua sản phẩm gốm sứ tại đây.

Những hoạt động thú vị không thể chối từ khi đến làng gốm

Tự tay nặn gốm tạo nên một tác phẩm riêng cho mình

Sau khi dạo chơi, thăm thú làng gốm, xem trực tiếp những nghệ nhân nặn gốm. Bạn có thể trải nghiệm hoạt động nặn gốm. Một điều nên thử khi đến Bát Tràng. Bạn sẽ tự tay mình tạo nên tác phẩm cho riêng mình với chi phí rất rẻ chỉ 10.000 đồng một người.

Ở đây luôn có những anh thợ làm gốm sẵn sàng giúp đỡ bạn nếu bạn gặp khó khăn. Trong quá trình nặn chẳng hạn như tạo hình hoặc là lấy tâm mẫu. Còn bạn thì tha hồ sáng tạo và thử sức với đất sét. Sau khi nặn thành hình, bạn có thể trang trí cho tác phẩm của mình theo cách bạn muốn. Nếu bạn muốn lấy “kiệt tác” mình tự tay làm ra về nhà. Mức giá trung bình sẽ từ 40.000 – 60.000 đồng tùy sản phẩm lấy ngay hay nung đốt.

Chợ có bán đầy đủ nhiều loại mặt hàng. Chia thành các gian hàng nhỏ bày bán đủ loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ. Từ những gian hàng bát đĩa cao cấp. Đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt cho đến mặt hàng đồ thờ cú. Tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén. Cùng với các món bát đĩa bình dân. Các bạn nếu có nhu cầu mua sắm thì nên vào chợ. Không nên mua ở ngoài, giá cả có thể đắt hơn 1 chút.

Dạo chợ gốm Bát Tràng

Đến Chợ Gốm, bạn có thể tìm thấy những món quà làm kỉ niệm xinh xắn, vừa độc lại vừa rẻ. Các gian hàng ở chợ gốm bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mỹ nghệ, đồ thờ cúng,… Vô cùng đẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những người nghệ nhân nổi tiếng. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ. Hoặc bạn có nhu cầu mua các quà tặng xa xỉ, đắt tiền. Thì ở đây cũng không thiếu cho bạn lựa chọn.

Thăm đình làng

Đình làng nằm ngay cạnh bến sông Hồng. Nơi du khách di chuyển bằng đường thủy cập bến thăm làng. Đây vừa là nơi thờ Thành hoàng cũng vừa là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội. Bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt nơi đây.

Thăm ngôi nhà cổ Vạn Vân

Thăm ngôi nhà cổ Vạn Vân

Nhà Vạn Vân nằm cuối làng, với mái phủ kín cây xanh, được xây dựng từ năm 2002 bởi chủ nhân Trần Ngọc Lâm. Trong nhà trưng bày hơn 400 món đồ gốm sứ cổ từ thế kỷ 15 đến 19. Tên gọi Vạn Vân có ý nghĩa là những áng mây lành hội tụ. Nơi đây lưu giữ sản phẩm của các làng nghề. Nhiều nhất là gốm sứ Bát Tràng.

Nếu bạn có dịp dừng chân 2 ngày tại Hà Nội, trong lịch trình ngoài tham quan Làng Gốm Bát Tràng. Bạn có thể cân nhắc kết hợp với một số địa điểm như Phố Cổ Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám,… Để khám phá được nhiều điều đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến này.

Những phương tiện di chuyển đến làng gốm

Có rất nhiều loại phương tiện bạn có thể lựa chọn để đi đến Làng Gốm Bát Tràng như xe bus, taxi, xe máy,… Điều này sẽ thuận tiện cho bạn hơn, trong việc đi dạo làng gốm. Sau đây chính là thông tin những phương tiện mà fottstra muốn gửi đến bạn.

Xe buýt công cộng

Đây là loại phương tiện giá rẻ nhất, được khá nhiều người lựa chọn để di chuyển tới Bát Tràng. Từ trung tâm thành phố có rất nhiều tuyến xe ra bến xe Long Biên, từ bến xe Long Biên bắt chuyến xe 47 đi Bát Tràng. Giá vé xe bus là 7.000 đồng/lượt/người.

Bắt hoặc thuê taxi

Tại Hà Nội có rất nhiều hãng taxi như Mai Linh, Taxi Group, Taxi Thăng Long, CP,… Giá taxi Hà Nội đi Bát Tràng dao động trong khoảng 200.000 – 400.000 đồng một chiều tùy loại xe, hãng taxi. Đây là hình thức di chuyển đắt đỏ nhất nhưng khá tiện lợi và nhanh chóng.

Tìm kiếm dịch vụ thuê xe máy

Từ trung tâm thành phố, bạn đi qua cầu Chương Dương hoặc Vĩnh Tuy, Thanh Trì rẽ phải. Đi men theo bờ đê sông Hồng cho đến khi thấy biển báo Làng Gốm Bát Tràng. Nếu bạn đến Hà Nội mà không có xe máy thì có thuê tại trung tâm. Với giá dao động từ 100.000 đồng đến 280.000 đồng một ngày tùy loại xe.

Một số địa chỉ cho thuê xe máy tại Hà Nội như:

17 Phố Vĩnh Hồ

01 Tràng Tiền

38 Thọ Xương

24D Tạ Hiện

166 Phố Huế

88 Thợ Nhuộm

Những kinh nghiệm bạn cần phải nhớ khi đến với Làng Gốm Bát Tràng

Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch Làng Gốm Bát Tràng mà fottstra tổng hợp được:

Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn hãy mang theo đầy đủ giấy tờ, chấp hành luật giao thông nghiêm túc nhé

Luôn theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên để có một chuyến đi vui vẻ nhất.

Đến Bát Tràng thì hãy thưởng thức những món ăn dân dã nơi đây như bánh tẻ, bánh sắn, bánh khoai, canh măng mực, các loại bún miến phở với giá cả phải chăng.

Mua sắm trong chợ bạn nên mặc cả, cũng như đi chợ thôi. Kiểm tra hàng trước khi ra khỏi shop, vì có thể có lẫn hàng lỗi, hàng kém chất lượng.

Đi lại trong chợ nên cẩn thận, vì chủ hàng bày biện khá nhiều, đồ gốm sứ thì dễ vợ, vô ý làm vỡ lại bị đền tiền.

Nếu mua các đồ lớn, cồng kềnh bạn nên nhờ chủ shop chuyển hàng về tận nhà. Tránh tình trạng đồ bị vỡ, hỏng hóc trong công đoạn vận chuyển.

Nếu có dự định đi mua đồ thì nên mua sau cùng để đỡ phải cầm, vướng, đi chơi các điểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *