Du khách sẽ ngỡ ngàng với kiến trúc độc đáo ở chùa Cổ Thạch nơi đây

Du khách sẽ ngỡ ngàng với kiến trúc độc đáo ở chùa Cổ Thạch nơi đây

Chùa Cổ Thạch còn có tên gọi khác là Chùa Hang, nơi đây được biết với huyền bí và tâm linh một địa điểm tham quan du lịch vô cùng nổi tiếng ở thành phố biển Phan Thiết. Địa điểm này chính là một vùng núi đá rộng ngút ngàn, bao gồm hàng triệu những khối đá lớn nhỏ cùng với những hình dạng kỳ thú riêng biệt khác nhau. Không chỉ thế, nơi đây còn có những tảng đá rất lớn như bàn thạch, chúng được úp chồng lên nhau và đã tạo nên muôn vàn các thế đá rất kỳ vĩ. Hàng triệu khối đá này là tự nhiên, nguyên sinh, thô mộc, chúng không hề có bất cứ một sự sắp đặt nào của con người, ngôi chùa còn được những cây cối bao bọc, nằm nghiêng mình trên sườn núi, so với mực nước biển.

Đôi nét về lịch sử của chùa Cổ Thạch Phan Thiết

Đôi nét về lịch sử của chùa Cổ Thạch Phan Thiết

Toạ lạc tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Chùa Cổ Thạch còn được gọi với cái tên dân dã là “Chùa Hang”. Có lẽ cũng bởi vị trí của chùa, nằm giữa hang động tự nhiên với cây cối bao bọc trên đồi có độ cao khoảng 64m so với mực nước biển. Cũng như nhiều ngôi chùa khác. Cổ Thạch Phan Thiết khởi nguyên cũng chỉ là một am nhỏ lợp lá và vách ván.

Chùa Cổ Thạch được đánh giá với giá trị lịch sử hơn 170 năm. Ngôi chùa cổ nhất tại Phan Thiết mang về văn hóa, nghệ thuật. Tinh hoa của lịch sử cần được bảo tồn và gìn giữ. Đặc biệt kiến trúc chùa từ hoa văn, chạm khắc gỗ, các câu liễn, câu đối niên đại khảm bằng xà cừ, ghép mực sành,… Những ai đến viếng chùa đều phải “khâm phục” trước những công trình vừa hoang sơ vừa độc đáo tại đây.

Chùa Cổ Thạch theo truyền thuyết kể rằng: Cổ Thạch có nghĩa “đá xưa”. Chùa có hơn 100 năm tuổi. Là di tích, thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận vào năm 1993 của tỉnh Bình Thuận. Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do Thiền sư Bảo Tạng khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ 19. Dưới Triều Nguyễn, khoảng cuối thế kỷ XIX, chùa Cổ Thạch thuộc Bình Thuận phủ, Tuy Phong huyện, Bình Thạnh thôn. Nay là xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Chùa Cổ Thạch một phía đối mặt với biển. Ba phía còn lại hướng mặt về rừng núi, vùng đất nguyên sơ.

Phương tiện di chuyển đến Cổ Thạch

Chùa Cổ Thạch nằm cách thành Phố 100km. Là một nơi hoang sơ còn tự nhiên. Chùa xây dựng với sự tín ngưỡng thờ phụng của người dân địa phương nên rất tâm linh và huyền bí. Nếu bạn muốn khám phá địa danh này. Bạn có thể đi bụi tự mình khám phá vẻ đẹp vùng đất quanh đây.

Ra chùa Cổ Thạch bạn có thể đi xe khách hoặc xe máy. Theo mình bạn nên đi xe máy sẽ thuận tiện cho việc nghỉ ngơi. Hay ghé một nơi nào khác nếu bạn thấy thích trên đường đi. Nhưng có điều bạn phải ngồi xe lâu nên có thể sẽ gây mệt mỏi. Nếu bạn chịu khó một tí vì chuyến tham quan chùa Cổ Thạch đi xe máy. Mới cảm nhận chuyến hành trình tuyệt vời với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Chùa Cổ Thạch mang vẻ đẹp nguyên sơ, chưa trùng tu hay sửa chữa nên vẫn mang phong cách kiến trúc chùa thời xưa. Chùa Cổ Thạch vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính, khá rộng. Bạn phải mất một ngày tham quan và tìm hiểu hết chùa nếu bạn có dự định đến đây khám phá Cổ Thạch. Trong chùa có các sư rất vui vẻ, hòa nhã, đúng buổi cơm bạn sẽ được mời ăn cơm cúng các sư. Món ăn chay đạm bạc nhưng đậm đà tình thương và yêu mến khách.

Chùa Cổ Thạch mang đến cho du khách sự uy nghiêm, yên bình

Chùa Cổ Thạch mang đến cho du khách sự uy nghiêm, yên bình

Chùa Cổ Thạch nơi tâm linh luôn được bà con gần xa có những người từ nhiều miền. Khi đi ngang cố tình hay vô tình đều ghé đến chùa thắp nhang, thăm viếng và cầu xin bình an. Vì vậy nơi đây chưa bao giờ lạnh lẽo. Mang theo hình bóng ẩn hiện những khi xuất hiện sương mù. Chùa tọa lạc nơi miền đầy nắng gió, hoang sơ, khắc nghiệt,… Nhưng vẫn không vắng bóng người hay trở nên hoang tàn. Mà ngược lại vẫn nguy nga tráng lệ, huyền bí cho riêng mình.

Chùa sở hữu nhiều tượng phật lớn uy nghiêm rất tâm linh và tôn kính. Chùa Cổ Thạch Phan Thiết có rất nhiều hang động. Mỗi hang động đều mang một nét đẹp, một nét trầm riêng. Mà bất cứ ai khi bước vào đều có cảm giác linh thiêng, huyền bí. Trong hang có thờ các vị Phật, Bồ Tát, hoặc nhà sư đã viên tịch. Để khách tham quan đến chiêm ngưỡng và lễ bái.

Dưới chân núi là biển có tên Cổ Thạch. Ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên một bên là biển một bên là núi khiến con người bỗng trở nên nhỏ bé đến lạ thường. Sau hành trình khám phá, thắp nhang kính lễ trong sự tôn nghiêm và cầu nguyện. Thì hãy ghé đến đây để giải tỏa cuộc sống buôn bỏ phiền muộn. Ngẫm nghĩ lại quá khứ chuẩn bị hành trang cho tương lai. Mọi khó khăn mệt mỏi hãy gửi gắm lại cho biển và cất giữ dùm bạn.

Những lưu ý khi tham quan chùa Cổ Thạch Phan Thiết

Khi tham quan Cổ Thạch, du khách nên mặc những quần áo trang nghiêm, lịch sự. (Nữ quần dài, nam áo dài tay)

Vì chùa là nơi tôn nghiêm nên du khách hạn chế những cử chỉ thân mật như: nắm tay, quàng cổ, bá vai,..

Vì chùa là nơi trang nghiêm thanh tịnh. Du khách tham quan chùa nên mặc quần áo dài và kín đáo

Hạn chế cười nói lớn tiếng làm ảnh hưởng đến nơi chùa chiềng trang nghiêm thanh tịnh

Không hút thuốc, uống bia, ăn mặn,.. trong chùa.

Gần chùa là biển Cổ Thạch Phan Thiết mênh mông ngày đêm sóng vỗ. Vì vậy, sự bình yên nơi chùa Cổ Thạch mang lại cho du khách không chỉ là chút cảm nghiệm bình an từ tôn giáo. Mà còn là sự bình yên khoáng đạt từ quang cảnh thiên nhiên xung quanh. Nếu có dịp, hãy đến tham quan và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc sắc tại chùa Cổ Thạch Phan Thiết nhé. Fottstra chúc chuyến đi của bạn và gia đình vẹn tròn tràn đầy niềm vui.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *