Chia sẻ bí quyết phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Chia sẻ bí quyết phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng thường có nguy cơ gia tăng khi thời tiết đang chuyển mùa hè, khí hậu nóng ẩm. Căn bệnh có thể chuyển thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn. Đây là một hội chứng bệnh ở người do virus gây nên, bệnh thường gặp đối với những trẻ có độ tuổi từ 2-5 tuổi. Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Vì thế, để hạn chế nguồn lây nhiễm thì các bậc cha mẹ cần thực hiện đúng và đủ các quy định vệ sinh phòng bệnh. Fottstra sẽ nói rõ hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Những con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng

Bệnh được lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp. Cụ thể là thông qua các dịch tiết mũi họng, nước bọt, các chất dịch từ bóng nước hoặc phân người bệnh. Hoặc tiếp xúc gián tiếp các đồ dùng, vật dụng, đồ chơi dính các dịch tiết chứa vi rút từ mũi họng hoặc dịch từ bóng nước vỡ ra từ người bệnh.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng xuất hiện ở trẻ

Bệnh tay chân miệng biểu hiện như: sốt, vết loét niêm mạc má bên trong miệng, đau họng, ăn kém, các bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở mông

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng xuất hiện ở trẻ

Bệnh gây ra các chứng nguy hiểm như: tiêu chảy, viêm phổi, viêm não màng não, suy tim, truy tim mạch, có thể tử vong.

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc đặc trị cũng như vacine phòng bệnh. Nếu mắc bệnh tay chân miệng chỉ điều trị triệu chứng như: hạ sốt giảm đau bằng paracetamol, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước. Đặc biệt, cần bổ sung đủ nước cho trẻ bằng dung dịch điện giải (Oresol, hydrit), vitamin C, kẽm…

Điều trị loét miệng họng: dùng dung dịch glycerin bo rat, lau sạch miệng trước và sau ăn, Gel rơ miệng ( kamistad, zyttee..). Có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn dễ dàng hơn. Đối với trẻ mắc bệnh tay chân miệng:

  • Cần cách ly các trẻ khác như cho nghỉ học đến khi khỏi bệnh,
  • Đồ chơi trẻ, vật dụng cần rửa sạch, quần áo chăn mềm nên giặt thường xuyên phơi nắng.
  • Vệ sinh sàn nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, bàn ghế… thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng
  • Chăm sóc trẻ cẩn thận, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, cho trẻ uống đủ nước ( Oresol, hydrit…)
  • Cho trẻ nghỉ ngơi giúp trẻ mau hồi phục.
  • Trường hợp nặng sốt cao li bì co giật… cho trẻ nhập viện điều trị.
  • Theo dõi chặt chẻ những trẻ có sốt trong vùng dịch.

Cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả

Cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả

  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn và ăn uống. Đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ. Nên chú ý vệ sinh sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
  • Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm. Bao gồm đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa,… với nước và xà phòng nếu có thể. Sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường và rửa lại một lần nữa.
  • Tránh các hành vi tiếp xúc gần (như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng) với các bệnh nhi khác. Đây cũng là một cách để phòng bệnh tay chân miệng.
  • Khi đã mắc bệnh, tạm thời không cho trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học. Hoặc những nơi đông người cho tới khi các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em đã lui hẳn.
  • Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời. Đặc biệt là nếu nhận thấy triệu chứng sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.
  • Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi và ho. Sau đó vệ sinh tay bằng nước và xà phòng.
  • Xử lý khăn giấy và tã lót đã sử dụng bằng việc thải bỏ rác đúng cách. Nên tránh thải bừa bãi ra môi trường chung.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sân vườn, nơi vui chơi của trẻ sạch sẽ.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh. Hoặc nghi ngờ trẻ bệnh nặng vì có nhiều triệu chứng khác như run và yếu tay chân, da nổi bóng nước, thở mệt, tay chân lạnh…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *