Bí quyết giúp phòng ngừa bệnh béo phì hiệu quả ở trẻ nhỏ

Bí quyết giúp phòng ngừa bệnh béo phì hiệu quả ở trẻ nhỏ

Tình trạng béo phì ở con trẻ khiến cho các bậc phụ huynh luôn phải lo lắng về sức khỏe của con trong tương lai. Bởi, trẻ béo phì sẽ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc rối loạn tuần hoàn não. Bên cạnh đó, trẻ có dáng người béo phì sẽ rất khó vận động hay mang những bộ quần áo mình thích. Điều này thôi thúc các bậc phụ huynh không ngừng tìm kiếm những giải pháp giảm cân cho trẻ béo phì. Hãy cùng đồng hành với fottstra để tìm kiếm cách phòng bệnh béo phì ở trẻ hiệu quả nhé!

Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở trẻ béo phì

Béo phì là khi chỉ số cơ thể BMI của trẻ > 23 (BMI = trọng lượng cơ thể /bình phương chiều cao). Thực tế là không khó để nhận biết một trẻ bị thừa cân.

  • Trẻ tăng cân vùn vụt.
  • Trẻ trở nên chậm chạp, ù lì.
  • Luôn có cảm giác thèm ăn, đòi ăn luôn miệng.

Nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ

Tình trạng béo phì đang ngày càng phổ biến hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ, cụ thể như:

Mức sống cao, ăn đồ ăn nhanh

Nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ

Thông thường, khẩu phần ăn của trẻ thừa cân béo phì thường vượt mức nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Do đó, phần năng lượng dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ và sẽ được tích trữ ở các cơ quan trong cơ thể gồm: mặt, cánh tay, ngực, bụng, bắp đùi, nội tạng…

  • Sớm tiếp cận với thức ăn nhanh như: Sữa hộp, bột dinh dưỡng, mì ăn liền, bánh kẹo. Các thứ “snack”, nước ngọt có gas, kem, thuốc bổ… là những đồ ăn dễ tăng cân.
  • Ăn quá nhiều thức ăn chứa đạm, chất béo.
  • Bữa ăn gia đình bị máy truyền hình chi phối: Dán mắt vào tivi và kéo dài bữa ăn.

Yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân, béo phì có tính di truyền. Càng nhiều cá nhân trong gia đình bị thừa cân thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị thừa cân rất cao.

Ít bú mẹ, lười vận động

Theo nghiên cứu của viện Dinh dưỡng Quốc gia, có mối liên quan giữa tình trạng lười vận động với thừa cân ở trẻ em. Trong đó, thời gian ngồi trước màn hình (bao gồm cả màn hình máy tính, tivi, điện thoại… ) là nguyên nhân chủ yếu. Hơn nữa, thời gian ngồi một chỗ tăng lên làm giảm thời gian vận động. Giảm thể lực, tăng ăn vặt đặc biệt là những loại thực phẩm có nhiều chất béo và đường.

Yếu tố tâm lý

Tâm lý chung của nhiều bố mẹ thường cho rằng trẻ nhỏ bụ bẫm mới đáng yêu. Nhưng không biết được hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào. Thực tế, những đứa trẻ hiếu động, có thói quen chạy nhảy, hoạt động liên tục. Thường mạnh khỏe và học hỏi tốt hơn những trẻ bụ bẫm nhưng chậm cả thể chất lẫn tinh thần.

Do mắc các bệnh lý

Một số bệnh lý như bệnh suy giáp, bệnh cường năng tuyến thượng thận, bệnh tuyến yên, do dùng thuốc…

Trẻ em bị béo phì phải đối mặt với những nguy cơ nào?

Trẻ thừa cân có nguy cơ gặp một loạt các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành, điển hình như:

Trẻ em bị béo phì phải đối mặt với những nguy cơ nào?

  • Bệnh tim mạch
  • Kháng insulin (thường là dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường sắp xảy ra)
  • Rối loạn cơ xương khớp (đặc biệt là viêm xương khớp)
  • Một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú và đại tràng)

Cách phòng chống bệnh béo phì hiệu quả ở trẻ nhỏ

Khi bị béo phì thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, lâu ngày dễ mắc các bệnh trầm cảm. Xã hội càng bận rộn, công việc căng thẳng thì béo phì cũng theo đó trở thành căn bệnh của thời hiện đại. Béo phì không những làm cho cơ thể nặng nề, chậm chạp, mất dáng vẻ thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy phải làm gì để phòng ngừa bệnh béo phì?

  • Không uống đồ uống có gas.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh.
  • Khuyến khích trẻ vận động, đi bộ, đạp xe đạp, chơi thể thao, bơi lội, thỉnh thoảng cả nhà nên đi dã ngoại.
  • Giới hạn số giờ xem tivi, khi xem không ăn vặt.
  • Tính nhu cầu năng lượng theo số cân phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời giảm bớt chất béo trong các bữa ăn.
  • Cho ăn theo tháp dinh dưỡng (chú trọng vào rau, đậu, trái cây giàu vi chất và chất xơ, thịt nạc, cá, sữa ít béo…).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *