Ai cũng mong muốn có một tuổi đời thật lâu dài để sống và bên cạnh những người thân trong gia đình. Dù vậy, tuổi thọ trung bình của con người lại chỉ trong khoảng 60-80 tuổi. Chính vì thế, nhiều người đặt ra những câu hỏi về bí quyết tại sao vẫn có những ông cụ, bà cụ có tuổi thọ lên tới 100. Hoặc thậm chí là vượt ngưỡng đó vài chục năm. Hay có nhiều người dù đã 60-70 tuổi nhưng khuôn mặt vẫn mịn màng và không có mấy dấu hiệu của tuổi tác? Đa số mọi người sẽ nghĩ đến gen là yếu tố quyết định mà ít ai biết, lối sống khoa học lại là phần hơn để họ có thể kéo dài hay lão hóa ngược như vậy.
Nghiên cứu tuổi thọ trung bình của con người
Về mặt sinh học, những người thọ đến 100 tuổi có gì khác? Nhất là khi so với đa số không vượt qua được cái ngưỡng “xưa nay hiếm”? Phải chăng vì họ được thừa hưởng gene di truyền? Hay vì đã có lối sống khoa học, hợp lý? Vì vậy phòng tránh được bệnh tật. Để xác định điều này, các nhà khoa học đã khảo sát, phỏng vấn 424 người từ 100 tuổi trở lên. Có hay không hoặc ở tuổi nào họ bị mắc 10 bệnh quen thuộc. Đó là tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, ung thư (kể cả ung thư da), loãng xương, bệnh tuyến giáp, bệnh Parkinson, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Mối quan hệ chặt chẽ của lối sống tới tuổi thọ
Mối liên hệ giữa tuổi mắc bệnh với tuổi thọ được quan tâm rất nhiều. Nhưng kết quả thu được lại làm cho chúng ta khá ngạc nhiên. Số người sống từ 100 trở lên đã được phân thành 3 nhóm. Đó là các nhóm:
– Nhóm sống sót là những người đã từng mắc ít nhất 1 bệnh (trong số các bệnh kể trên) trước tuổi 80. Gồm 24% số cụ ông và 43% số cụ bà.
– Nhóm thoát hiểm tức đã đạt đến tuổi 100 mà không hề bị mắc một bệnh nào kể trên. Gồm 32% số cụ ông và 15% số cụ bà.
– Nhóm chậm, tức đã mắc một trong số các bệnh kể trên sau tuổi 80. Gồm 44% số cụ ông và 42% số cụ bà.
Khi xem xét 3 bệnh gây tử vong nhiều nhất. Đó là là bệnh tim, ung thư (không kể ung thư da) và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy hầu hết những cụ đã thọ 100 tuổi đều thuộc nhóm thoát hiểm. Khoảng 87% số cụ ông và 83% số cụ bà 100 tuổi trở lên đều không bị một bệnh nào trong số 3 bệnh kể trên. Như vậy, những người sống đến 100 tuổi hay cao hơn nữa không nhất thiết chỉ cần có “bộ gene di truyền tốt” để giúp họ có miễn dịch với những bệnh thường gặp khi có tuổi. Điều này chắc chắn đúng với một số người. Nhưng nhiều người khác vẫn có thể vượt qua được bệnh tật và sống khỏe mạnh qua tuổi 100 nhờ lối sống tích cực.
Lối sống có ảnh hưởng tới khuôn mặt khi về già?
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng. Gen đóng một vai trò quan trọng trong ngoại hình của bạn khi bạn già đi. Nhưng tác nhân thực sự của các nếp nhăn do lão hóa tuổi già lại khiến mọi đười bất ngờ. Đó là yếu tố liên quan đến các lựa chọn hành vi hàng ngày. Ví dụ như hút thuốc, ăn uống và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các yếu tố không phải di truyền có thể là thủ phạm chính gây ra nếp nhăn, đường nhăn và vết thâm.
Bất cứ điều gì khiến cuộc sống của bạn căng thẳng. Nó cũng có thể tạo ra các đường nét trên khuôn mặt của bạn sau này khi lớn lên. Chẳng hạn như một công việc bạn ghét hoặc quá nhiều nợ? Chính vì vậy, việc hình thành cho mình một lối sống khoa học, tinh thần thư thái là rất cần thiết. Có lẽ đây sẽ là một bài thuốc hiệu quả khá lớn nếu bạn có thể chuẩn bị cho mình ngay bây giờ.