Làm cách nào để điều trị khô miệng cho người lớn tuổi?

Làm cách nào để điều trị khô miệng cho người lớn tuổi?

Về mặt y học, khô miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm mất nước, một số tình trạng sức khỏe yếu, sử dụng nhiều loại thuốc… Ở người cao tuổi, nếu để phát triển thành bệnh mãn tính, khô miệng có thể cực kỳ khó chịu và dẫn đến nhiều vấn đề. Chẳng hạn như hôi miệng, sâu răng và tụt lợi. Nếu bạn hay chính người thân của bạn đang gặp triệu chứng này, chúng ta cần tìm ra các giải pháp lâu dài cho bệnh lý này. Nó có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của họ, khuyến khích dinh dưỡng tốt hơn và giảm nhẹ các hậu quả sức khỏe tinh thần và cảm xúc liên quan đến vấn đề. Tham khảo bài viết để giúp bố mẹ, ông bà đối phó với chứng miệng bị khô nhé!

Những điều cần biết về bệnh khô miệng

Khái nhiệm

Khô miệng là biểu hiện tổng hợp của nhiều bệnh lý khác nhau không chỉ từ vấn đề răng miệng. Đây là tình trạng nước bọt tiết ra thấp. Nó không đủ làm ẩm khoang miệng và họng khiến cho miệng bị nứt, cảm giác khát nước và nứt nẻ ở môi. Bên cạnh đó, đây còn là triệu chứng của các bệnh khác nhau. Bao gồm cả tác dụng phụ của thuốc và các phương pháp điều trị y học.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh người già này

Thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy môi bị nứt nẻ, môi bị tróc vảy khó chịu, lưỡi khô rát

– Khô miệng dẫn đến khô da: Thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy môi bị nứt nẻ, môi bị tróc vảy khó chịu, lưỡi khô rát.

– Việc ăn nhai, nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn do không có nước ngọt để bôi trơn thức ăn, niêm mạc miệng.

– Cảm giác mùi vị không còn chuẩn xác: Thiếu nước bọt, thức ăn không được hòa tan dẫn đến việc khó khăn trong việc nhận biết mùi vị.

– Khan họng, ngứa họng do thiếu nước bọt để làm cho họng ẩm ướt.

– Gây khó khăn cho việc nói chuyện, ảnh hưởng đến vị giác.

– Ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe: Khô miệng thường diễn ra phổ biến ở người lớn tuổi, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hoặc đau đớn khi ăn dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Với những người tuổi tác chưa cao, bệnh khô miệng cũng có thể mang theo những hậu quả tương tự.

– Dẫn đến một số bệnh lý về răng miệng như: Nước bọt giúp tăng cường chất khoáng cho răng từ đó hạn chế sâu răng nên nếu miệng bị khô, nước bọt giảm thì sẽ rất dễ bị bệnh.

– Ảnh hưởng đến răng: Thiếu nước bọt sẽ không trung hòa được tính a-xít trong miệng. Làm suy giảm các chất khoáng trong răng, ảnh hưởng đến men răng dẫn đến việc tổn thương răng.

Nguyên nhân dẫn tới khô miệng ở người lớn tuổi

Theo thống kê, có tới 20-25% người cao tuổi là nạn nhân của chứng bệnh lý này

Theo thống kê, có tới 20-25% người cao tuổi là nạn nhân của chứng bệnh lý này. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng miệng bị khô. Đó có thể do thiểu tiết nước bọt. Người già do ít có cảm giác khát nên thường uống không đủ nước. Nhất là buổi tối sợ đi tiểu đêm, điều này khiến lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi. Nuốt nhiều nước bọt: thường gặp ở những người có bệnh lý vùng khoang miệng (khuyết răng, sâu răng, hàm giả không ổn định…). Hay khi ngủ thở bằng miệng…

Một số bệnh lý cũng dẫn đến miệng bị khô như u lympho, bệnh lý thần kinh, nội tiết. Hay đái tháo đường, đái tháo nhạt, thiếu máu… Ngoài ra, do dùng một số thuốc gây giảm tiết nước bọt. Ví dụ như các loại thuốc chữa tăng huyết áp, loạn nhịp tim, dị ứng. Cùng một số thuốc giảm đau, chống viêm thông thường..

Làm cách nào để hết khô miệng nhanh nhất?

Để khắc phục chứng căn bệnh này, cần điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu có thể. Các biện pháp điều trị bổ sung bao gồm: giảm liều thuốc gây nên tình trạng miệng bị khô hay thay bằng loại thuốc khác. Tăng uống nước, nhai kẹo chua, kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt. Kinh nghiệm giúp giảm khô nứt miệng bằng cách: mỗi khi tỉnh giấc người bệnh làm động tác súc miệng bị khô. Gõ răng (2 hàm răng gõ vào nhau) và dùng đầu lưỡi cà lợi. Làm từ trái sang phải lợi trong răng rồi chuyển ra lợi ngoài răng. Mỗi lần vài phút sẽ kích thích tăng tiết nước bọt giảm khô miệng và chắc răng.

Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, người cao tuổi nên khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương phố Phương Mai để tìm nguyên nhân. Có thể cần uống thêm thuốc kích thích bài tiết nước bọt nếu thiểu tiết. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *