Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa táo bón cho trẻ?

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa táo bón cho trẻ?

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng việc con bị bệnh táo bón là do trẻ không cung cấp đủ chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. Vì thế, khi thấy trẻ có dấu hiệu táo bón thì đã cho trẻ ăn thêm rau nhiều hơn bình thường. Thế nhưng, điều này chưa hoàn toàn đúng, bởi có rất nhiều yếu tố liên quan đến việc trẻ bị táo bón. Bệnh táo bón dễ nhận thấy nhất đó là hiện tượng trẻ đi phân rắn và khô. Thời gian giữa hai lần đi đại tiện tương đối lâu, thông thường là sẽ trên 3 ngày. Trẻ bị táo bón sẽ gây khó khăn trong vấn đề đại tiện. Vì thế hãy hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ bị táo bón?

  • Nhịn đi vệ sinh là nguyên nhân thường thấy ở trẻ nhỏ. Việc nhịn đi đại tiện quá lâu làm cho phân trở nên khô và cứng khiến cho trẻ có cảm giác đau và rát mỗi lần đi vệ sinh.
  • Khi chuyển từ sữa mẹ sang những thức ăn đặc một cách đột ngột cũng gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Táo bón ở trẻ có thể xảy ra ở trẻ không được cung cấp đầy đủ chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất xơ mà chúng ta ăn hàng ngày như rau củ, trái cây. Nó sẽ giúp kích thích ruột hoạt động tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn.
  • Nếu trẻ sống trong một gia đình có không khí căng thẳng thường có khả năng táo bón khá cao.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc tiêu chảy, thuốc ho có chứa thành phần là codein, thuốc chống động kinh có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Một số bệnh lý như nhược giáp, Hirschsprung, Down, tiểu đường, rối loạn điện giải trong máu, ngộ độc chì mãn tính, chậm phát triển, bại liệt, bệnh lý cột sống cũng sẽ làm gia tăng tình trạng táo bón ở trẻ.

Vì sao trẻ bị táo bón?

Cách xử lý khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh táo bón

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Do vậy, tùy theo từng nguyên nhân để điều trị. Nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất.

Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống nước. Nhưng nếu trẻ bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. Phải thay đổi thức ăn, vì bị táo bón khi nuôi con bú cần phải điều trị kịp thời. Việc bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

Việc tăng cường ăn nhiều chất xơ trong đó tăng cường ăn nhiều rau xanh và quả chín. Cha mẹ cần lưu ý chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi… Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

Đối với trẻ lớn hơn thì không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê… Ngoài ra, táo bón còn liên quan đến chế độ vận động và lượng nước uống. Hãy cho trẻ uống thêm nước và đi lại, tập thể dục nhiều hơn, tránh ngồi lâu, ngồi nhiều.

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh táo bón cho trẻ?

Để phòng ngừa táo bón cần cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ăn đủ chất xơ bằng cách bổ sung ít nhất một muỗng rau cho mỗi bát cháo hay cơm. Cho trẻ ăn thêm trái cây như táo, chuối, đu đủ… hàng ngày. Tập thói quen đi đại tiện cho trẻ bằng cách cho trẻ ngồi vệ sinh mỗi ngày. Tốt nhất là sáng sớm hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa bệnh táo bón cho trẻ?

Mỗi lần ngồi khoảng vài phút nhưng không nên quá 5 phút/lần. Có thể cho trẻ uống một cốc nước đầy hay uống thuốc. Nó làm mềm phân trước khi ngồi cầu khoảng 30 phút. Lưu ý tư thế ngồi cầu phải đúng cách, nghĩa là trẻ phải ngồi thoải mái. Hai bàn chân trẻ phải hoàn toàn chạm đất (nếu trẻ phải dùng bồn cầu người lớn thì nên kê chân cho trẻ bằng quyển sách dày hay ghế nhựa).

Việc chân trẻ không chạm đất sẽ khiến trẻ không thể đi sạch phân trong ruột. Việc ứ phân dần dần sẽ tạo ra u phân gây bón. Việc tập thói quen đi đại tiện. Nó phụ thuộc nhiều vào sự kiên nhẫn và quyết tâm của gia đình và bản thân trẻ. Thông thường một trẻ sẽ tập được thói quen đi đại tiện vào giờ cố định trong ngày sau khoảng 2 tuần tập nghiêm túc, tuy nhiên có trẻ cần vài tháng mới tập được thói quen này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *