Tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ sắn dây

Tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ sắn dây

Sắn dây là loại thực phẩm không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng tìm hiểu chi tiết về loại thực phẩm phổ biến này. Nó không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng, mà còn là vị thuốc quen thuộc trong kho tàng y thuật phương Đông. Bạn có thắc mắc sắn dây có tác dụng gì, và nó có thể chữa được những bệnh nào không? Hôm nay, Fottstra sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn. Nào, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây sắn dây trong bài viết bên dưới!

Tìm hiểu về dược liệu

Sắn dây là loại thực phẩm không còn xa lạ với người dân Việt Nam

Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ Đậu, được trồng ở nhiều nơi để làm thực phẩm và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, trong Đông y gọi là cát căn.

Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết, tai ù tai điếc…

Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Thành phần có trong bột sắn ngoại trừ tinh bột (12-15%) còn chứa các Isoflavon – là một loại hoạt chất tự nhiên có chức năng gần giống với estrogen. Chúng cải thiện nội tiết tố, đẹp da và giữ dáng cho phụ nữ.

+ Hoạt chất Puerarin có tác dụng giãn mạch, bảo vệ tim, chống oxy hóa…
+ Chất Daidzein có tác dụng giãn cơ…
+ Chất Genistein giúp cân bằng vóc dáng, giảm mỡ bụng và chống oxy hóa..

Bài thuốc chữa bệnh từ sắn dây

Bài thuốc chữa bệnh từ sắn dây

Chữa trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu: Cát căn 30g giã nát sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước (bỏ bã) nấu cháo với 50g gạo tẻ, thêm chút gừng sống và mật ong và cho trẻ ăn trong ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày.

Chữa vùng ngực, bụng nóng cồn cào: 15g gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với 120g bột sắn dây và nấu cháo ăn trong ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày.

Chữa cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nóng ruột, nôn oẹ: Dùng 12g bột sắn dây hòa với đường uống hoặc dùng 20g cát căn, 12g đậu ván giã dập. Sắc nước uống trong ngày.

Chữa ngộ độc thức ăn: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi. Giã nát, vắt lấy 500ml nước mỗi thứ, hòa đều rồi uống dần.

Ngộ độc rượu (uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị thương tổn, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ): Hoa sắn dây 30g, hoàng liên 4g, hoạt thạch 30g (thủy phi), bột cam thảo 15g. Tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên. Mỗi lần uống 3g, chiêu thuốc bằng nước mát.

>>> Tham khảo thêm tại Bài thuốc dân gian

Kinh nghiệm dân gian dùng bột sắn dây

Hòa bột vào nước đun sôi để nguội, thêm đường, khuấy đều. Về mùa hè những lúc lao động hoặc đi đường xa mệt nhọc uống nước bột sắn dây giúp bớt khát, đỡ mệt, chống được say nắng. Có thể dùng bột sắn dây phối hợp với rau má cho thêm mát và công hiệu theo cách làm sau: Lấy 20g rau má, rửa sạch, giã nát thêm nước sôi để nguội vắt kiệt nước rồi hòa 10g bột sắn dây vào, thêm đường uống. Hoặc nấu chín để ăn. Hòa bột sắn dây với đường trắng và nước rồi nấu như kiểu quấy bột. Bột sắn dây còn được dùng làm làm kết dính trong việc bào chế thuốc viên.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích tại website của chúng tôi bạn nhé. Chúc bạn luôn khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *