Tại sao dân gian gọi đậu đen là thần dược?

Tại sao dân gian gọi đậu đen là thần dược?

Đậu đen không còn xa lạ gì với chúng ta đúng không nào? Nó thường được sử dụng để nấu chè hoặc nấu nước uống giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Thế nhưng không phải ai cũng biết hết được tác dụng thần kỳ của loại thực phẩm này. Đậu đen cũng là một trong những vị thuốc quý trong y học dân gian bởi vậy nó mới có cái tên ‘thần dược’. Tác dụng của đậu đen được ứng dụng vào việc chữa các bệnh tiểu đường, say nắng, cảm mạo, đau bụng,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng của đậu đen trong bài viết bên dưới!

Đậu đen – loại hạt phổ biến

Đậu đen hay còn gọi là đỗ đen [Vigna cylindrica ( L.) Skeels], họ Đậu (Fabaceae). Ở nước ta được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh phía bắc. Sau khi thu hoạch các quả chín già, đem phơi khô, rồi đập vỏ, sàng sẩy để lấy hạt. Hạt đậu đen hình thận có vỏ màu đen tím. Sau khi có hạt, tiếp tục được phơi khô đến khi hạt săn lại. Bảo quản trong các dụng cụ kín để dùng quanh năm.

Hạt đậu đen hình thận có vỏ màu đen tím

Đỗ đen có nguồn dưỡng chất cao

Đậu đen, hắc đậu, thúa đăm (tiếng Tày). Tên khoa học: Vigna cylindrical skeels (Dolichos catjang Burn f),họ:Fabaceae. Công dụng: giải nhiệt, trị phong thấp, giảm đau. Đậu đen quanh năm, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn là chét hai bên. Hoa màu tím nhạt, quả giáp dài, tròn, trong chứa từ 7-10 hạt màu đen. Trong đậu đen, có loại đậu đen trắng long, đậu đen xanh lòng.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hóa học của đậu đen khá đa dạng. Vỏ đậu đen có chất màu anthoxyanozit. Đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro. Hàm lượng muối khoáng là: 56mg% canxi: 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% carten; 0,51% vitamin B, vitamin PP; 3mg% vitamin C.

Hàm lượng axit amin thiết yếu trong đậu đen khá cao: 100g đậu đen có 0,97g lysine; 0,31g mentionin; 0,31g tryptophan; 0,16g phenylalanine; 1,09g alanin; 0,97g valin; 1,26g lenxin; 1,11g izoleuxin; 1,72g acginin và 0,75g histidin

Đậu đen phổ biến trong việc điều trị bệnh

– Trị đau bụng dữ dội, đậu đen 50g (sao hơi cháy), sắc nước uống.

– Trị tiểu đường: đậu đen, thiên hoa phấn đồng lượng 12 – 16g, sắc uống, ngày một thang.

– Đậu đen còn được chế biến thành các vị thuốc chuyên dụng, như đậu quyển ( Semen praeparatus Vignae ). Đem đậu đen làm cho nẩy mầm, khi mầm nhú lên và hơi cuộn lại (quyển), đem phơi khô, bảo quản trong lọ kín. Đậu quyển có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi thấp, thanh giải biểu tà. Dùng trị một số chứng bệnh sau đây.

– Trị trúng thử (say nắng, say nóng) người choáng ngất, bất tình, hoặc thấp tà còn ở biểu, gây sưng đau toàn thân, khó thở. Dùng 20g sắc uống.

– Trị cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, đau đầu, hoa mắt, đâụ quyển 20g sắc uống; hoặc phối hợp với hoắc hương, bán hạ, trúc diệp, hoạt thạch, mỗi vị 12g, uất kim, ý dĩ, mỗi vị 8g, hạnh nhân, 6g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần.

– Trị gân cơ co rút, gối đau nhức, nóng dạ dầy, táo bón, đậu quyền 500g, váng sữa bò hoặc sữa dê 30g, trộn đều, nghiền thành bột mịn, uống với nước ấm trước bữa ăn.

Đậu đen còn được chế biến thành các vị thuốc chuyên dụng

Ngoài ra, đậu đen còn được bào chế một dạng khác gọi là đậu sị hay đạm đậu sị. Đạm đậu sị dùng trị một số chứng bệnh:

– Trị ra nhiều mồ hôi sau khi bị nôn nhiều, người buồn bực, vật vã, mất ngủ, đạm đậu sị 20g, chi tử 14 quả, sắc uống.

– Trị ho, hen, khí suyễn lâu ngày , mất ngủ, đạm đậu sị 45g tán mịn, thần sa 4,5g (thủy phi) lấy bột mịn, bào chế thành viên hoàn, uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Ngoài ra, đậu đen còn được dùng làm phụ liệu để chế biến thuốc cổ truyền như chế hà thủ ô, chế biến phụ tử…

Lưu ý khi dùng dược liệu này

Người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Hàm lượng protein trong đậu đen cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, sẽ khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen. Khi uống nước đậu đen dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng. Trên thực tế, không có loại thực phẩm nào hoàn hảo, không có loại thuốc nào trị bách bệnh. Hạt đậu đen cũng không ngoại lệ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *