Cách giải quyết tình trạng bị mắc kẹt trong chính mối quan hệ hôn nhân

Cách giải quyết tình trạng bị mắc kẹt trong chính mối quan hệ hôn nhân

Sẽ có đôi lúc trong chính mối quan hệ hôn nhân của bạn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng bế tắc. Hay thậm chí đối với rất nhiều người họ cảm thấy dường như đang bị mắc kẹt trong mối quan hệ này. Không ai mong muốn ly dị khi họ vẫn còn yêu và còn coi trọng người bạn đời. Tuy nhiên lâu dần cảm giác bị mắc kẹt sẽ hoàn toàn có thể tác động bạn và thúc đẩy bạn mong muốn điều đó. Và dường như chúng hoàn toàn có khả năng diễn ra.

Điều quan trọng trong thời điểm này chính là tìm ra phương án để bạn xóa đi suy nghĩ tiêu cực đó. Nói cách khác những cảm giác bị gò bó, bị mắc kẹt chúng thường đến từ những hành động và việc làm của người bạn đời. Bạn có thể cảm thấy thất vọng vì câu chuyện hôn nhân không màu hồng như mình nghĩ. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể làm cho chúng tốt hơn từng ngày nhờ những cách dưới đây.

Cảm giác bị gò bó và mắc kẹt trong hôn nhân

Không phải cặp vợ chồng không hạnh phúc nào cũng sẵn sàng ly dị. Nhiều trường hợp vẫn ở cạnh nhau, nhưng thấy như bị mắc kẹt. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào cải thiện cuộc sống; để hai vợ chồng bớt cảm thấy mặc kẹt. Tiến sĩ Marty Nemko, chuyên gia tư vấn sự nghiệp và đời sống người Mỹ. Đã gợi ý hai điều vô cùng quan trọng dưới đây.

Cảm giác bị gò bó và mắc kẹt trong hôn nhân

Hãy làm tất cả những gì mà cả hai vợ chồng đều thích

“Đó có thể là sex, xem tivi, đi chơi với các đôi vợ chồng khác”, tiến sĩ Nemko gợi ý. Các hoạt động này thay đổi tùy từng gia đình nên hãy thử suy nghĩ xem vợ chồng bạn thích cùng nhau làm gì. Có những người chỉ cần ở trong một phòng là đủ. Dù mỗi cá nhân làm một hoạt động khác nhau. Ví dụ chồng đọc sách còn vợ chơi game. Thay thế thời gian dành cho vợ/chồng; bằng thời gian dành cho bản thân hoặc bạn bè, gia đình

Nếu cảm thấy ngột ngạt vì ở cạnh nửa kia quá nhiều. Bạn hãy chủ động dành thời gian cho bản thân. Thay vì chỉ gọi điện cho bạn bè và gia đình… Hãy ra ngoài gặp họ hoặc đi chơi xa với nhau. Ngoài hai điều trên, bạn hãy tự hỏi mình có thực sự mắc kẹt không? Hay hoàn toàn đủ khả năng thoát ra.

Theo tiến sĩ Nemko, các đôi vợ chồng thường cảm thấy bị mắc kẹt trong hôn nhân vì vấn đề kinh tế, sợ cô đơn, sợ tổn thương con cái, sợ xấu hổ và sợ ly hôn…Tuy nhiên, mỗi vấn đề này đều có thể được giải quyết.

Những nỗi lo lắng khi muốn thoát khỏi hôn nhân

Kinh tế phụ thuộc

Một trong hai người có thể cảm thấy bị phụ thuộc kinh tế vào người kia. Và sợ rằng mình không thể chi trả cuộc sống nếu ly hôn. Nhất là trong lúc đại dịch đang hoành hành. Tuy nhiên, khi vaccine phổ biến hơn, đời sống trở lại bình thường. Ngay cả cơ hội việc làm cũng sẽ tăng lên.

Trường hợp bạn đã lâu không đi làm, tiến sĩ Nemko khuyến cáo đừng dành quá nhiều thời gian cho các quảng cáo việc làm trên mạng xã hội. Bởi nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên người có kinh nghiệm gần đây. “Tốt nhất, hãy chia sẻ mong muốn tìm việc với gia đình, bạn bè và mở rộng tiêu chuẩn của mình”, tiến sĩ Nemko khuyên.

Cảm thấy sợ cô đơn

Cảm thấy sợ cô đơn

Sống độc thân tốt hơn sống bất hạnh. Và khi cố gắng hoàn thiện bản thân và học hỏi từ những sai lầm quá khứ. Bạn sẽ dễ tìm được đối tượng phù hợp.

Sợ ảnh hưởng cảm xúc con cái

Vợ chồng thường xuyên cãi vã hoặc lạnh nhạt với nhau; bạn nên cân nhắc việc chia tay. Bởi chứng kiến bố mẹ bất hòa khiến trẻ tổn thương nặng nề. Thậm chí bị ám ảnh khiến các mối quan hệ tương lai bị ảnh hưởng. Sống xa nhau sẽ giúp các đôi vợ chồng bớt căng thẳng. Từ đó hoàn thành tốt hơn trách nhiệm của mình với con cái.

Sợ xấu hổ

“Bị gia đình, bạn bè phát hiện mình giả vờ hạnh phúc còn xấu hổ hơn việc chia tay”, tiến sĩ Nemko nhận định. Đôi khi, người dũng cảm ly hôn để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ còn được bạn bè, gia đình ngưỡng mộ.

Sợ đi đến kết quả ly hôn

Ly hôn có thể rắc rối, kéo dài và đắt đỏ. Nhưng bạn có thể tránh được những điều đó nếu cả hai cùng cư xử tử tế và tìm được những luật sư chuyên nghiệp.

“Bạn có thể không bị mắc kẹt như mình tưởng. Nhưng ngay cả khi chọn giữ một mối quan hệ chẳng mấy vui vẻ, bạn vẫn có thể có nhiều cách để biến cuộc sống tốt đẹp hơn”, tiến sĩ Nemko nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *