35 năm sau bộ phim gây chấn động ‘Biệt động Sài Gòn’, cuối cùng diễn viên Thanh Loan cũng đã được đề nghị xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 70. Hội đồng cấp cơ sở Cục Truyền thông Công an Nhân dân thống nhất đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ mười lên Hội đồng cấp Bộ. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thanh Loan là một trong số những nghệ sĩ được đề nghị xét tặng NSND lần này. Đây là trường hợp đặc biệt được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND lần thứ mười. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của Fottstra!
NSƯT Thanh Loan được đề nghị xét tặng NSND
Chia sẻ với chúng tôi, NSƯT Thanh Loan cho biết đây là lần đầu tiên bà được cơ quan, các đồng nghiệp động viên cô làm hồ sơ xét tặng NSND. Dù là NSƯT từ năm 1993 qua các vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng yêu mến của công chúng. ”Theo tiêu chí trước đây tôi chưa có giải huy chương vàng. Nên vui vẻ xác định không nghĩ đến làm hồ sơ xét NSND. Lần xét tặng này có NĐ 40 cho những nghệ sĩ có cống hiến cho điện ảnh cách mạng Việt Nam nên mới làm hồ sơ”.
Ngoài ra sau này tôi làm đạo diễn và quản lý điện ảnh công an, phim tài liệu tôi đạo diễn: “Những người trong truyện” đạt giải Cánh Diều Bạc; phim “Bộ trưởng của chúng tôi” được giải khuyến khích Hội Điện ảnh VN và Bằng khen Liên hoan phim quốc gia Việt Nam. Hiện nay niềm vui của tôi dành tâm huyết thời gian cho công tác hội nghề nghiệp: Phó chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật HN; Phó chủ tịch phụ trách Hội Điện ảnh Hà Nội!” – NSƯT Thanh Loan nói.
Diễn viên Thanh Loan là trường hợp đặc biệt được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND lần thứ 10. Đây là kỳ xét tặng đầu tiên áp dụng Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. NĐ 40 bổ sung một số trường hợp đặc biệt dành cho các nghệ sĩ có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng thiếu giải thưởng. Vì thế, diễn viên Thanh Loan đã được đưa vào danh sách.
Biệt động Sài Gòn – bệ phóng tên tuổi cho nhiều diễn viên
Năm 1986, một cơn sốt điện ảnh chưa từng có đổ bộ các rạp chiếu khi 4 tập phim Biệt động Sài Gòn được công chiếu. Tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Long Vân, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Thanh Loan, Hà Xuyên, Thương Tín, Thuý An…. đã xô đổ mọi kỷ lục người xem khi đó. Biệt động Sài Gòn đã trở thành bệ phóng tên tuổi cho các diễn viên dù chính hay phụ xuất hiện trong phim. Tên nhân vật ‘Ni cô Huyền Trang’ cũng gắn liền với Thanh Loan kể từ đó.
Diễn viên Thanh Loan kể lại do đóng phim mất gần 4 năm trời như vậy. Nên đến mùa hè bà phải đưa các con từ Hà Nội vào Sài Gòn làm phim. Do không thể đi biền biệt quanh năm suốt tháng. Nữ diễn viên gạo cội cũng rất bất ngờ. Vì mặc dù vai Huyền Trang có số phận buồn. Nhưng rất nhiều gia đình đã lấy tên nhân vật của chị đặt cho con sau khi phim ra mắt. “Cho đến bây giờ vẫn nhiều người nhận ra Ni cô Huyền Trang và có hỏi tôi là bị tra tấn thật à? Nhưng thực ra chỉ là diễn thôi”. Diễn viên Thanh Loan nhớ lại.
Diễn viên Thanh Loan sinh năm 1951 tại Hà Nội. Ngoài bộ phim để đời Biệt động Sài Gòn, bà còn tham gia rất nhiều bộ phim khác như: Người về đồng cói; Phương án ba bông hồng, Nơi tình yêu đã chết; Bí mật thành phố cấm, Bản đề án bị bỏ quên,… Bà từng giành giải Cánh diều vàng. Dù đã nghỉ hưu nhưng Thanh Loan vẫn tham gia các hội nghề nghiệp.
Bao gian khó để có được những thước phim ý nghĩa
Diễn viên chia sẻ: “Thời đó là thời bao cấp, sống bằng tem phiếu. Chúng tôi sống vất vả lắm. Chúng tôi ăn cơm tập thể, tự nấu nướng và xa gia đình, con cái để đóng phim. Thời đó không có máy bay nhiều và không đi dễ như bây giờ. Tôi nhớ, hồi đó diễn viên chúng tôi thường đi nhờ máy bay quân sự về Hà Nội. Trong một chuyến đi, chúng tôi mua mỡ từ Sài Gòn mang về Hà Nội để dùng. Mỗi chuyến như vậy, phi công lại nhắc chúng tôi ngồi cẩn thận. Nếu không thì máy bay nặng quá không cất cánh được. Đó là một kỷ niệm sâu sắc, gian khổ của anh em nghệ sĩ chúng tôi.
Hồi đó, chúng tôi được mời đóng phim là vinh dự rồi. Chứ không phải ký hợp đồng xem là cát-xê bao nhiêu. Những người làm diễn viên chỉ có tiền bồi dưỡng thanh sắc, đường sữa thịt lợn. Lương của chúng tôi cũng không được lĩnh cả một lần mà phải dần dần.”